Camera hành trình có bắt buộc lắp trên các loại ô tô không? Giải đáp

Vào ngày 1/1/2025, Nhà nước chính thức áp dụng một số thay đổi trong luật giao thông đường bộ. Trong đó, nổi bật là quy định liên quan đến việc lắp đặt camera hành trình trên các phương tiện. Nhiều chủ xe vẫn đang băn khoăn không biết “Lắp camera hành trình có bắt buộc không?“. Để giúp chủ xe giải đáp thắc mắc này, Hệ thống TNB Auto Store đã tham khảo và tổng hợp những thông tin quy định pháp luật về camera hành trình ô tô ngay bài viết dưới đây.

Quy định về việc lắp camera hành trình cho xe ô tô

Quy định về việc lắp camera hành trình cho xe ô tô
Quy định về việc lắp camera hành trình cho xe ô tô

Căn cứ vào Điều 12 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Khoản 2, Điều 1 của Nghị định 47/2022/NĐ-CP, các quy định về lắp đặt camera hành trình và thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô được quy định như sau:

1. Đối tượng phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Tất cả các phương tiện ô tô có tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải đều phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Cụ thể, bao gồm:

  • Các loại ô tô kinh doanh vận tải hành khách, bao gồm cả xe từ 9 chỗ trở lên.
  • Các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa.
  • Các loại xe ô tô dùng làm phương tiện trung chuyển hàng hóa, ví dụ như xe tải hoặc xe đầu kéo.

Các loại phương tiện này không chỉ cần lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mà còn phải đảm bảo thiết bị hoạt động đúng quy chuẩn kỹ thuật. Liên tục ghi hình trong suốt quá trình tham gia giao thông.

Xem thêm: Giải đáp “Độ bi gầm có đăng kiểm được không” [Cập nhật] 2025

2. Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị giám sát hành trình

Thiết bị giám sát hành trình cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

  • Thiết bị phải hoạt động ổn định, liên tục và không bị gián đoạn trong suốt thời gian xe di chuyển trên đường.
  • Thiết bị phải đảm bảo việc lưu trữ và truyền tải đầy đủ các thông tin về hành trình, tốc độ vận hành và thời gian lái xe liên tục về hệ thống giám sát của Bộ Giao thông Vận tải, cụ thể là Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Những thông tin này sẽ được dùng cho công tác quản lý vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.

Xem thêm: Đánh giá camera hành trình Hàn Quốc: Nên mua loại nào?

3. Chia sẻ dữ liệu với cơ quan chức năng

Các thông tin thu thập từ thiết bị giám sát hành trình sẽ được sử dụng bởi nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  • Cung cấp thông tin cho Bộ Công an (Cục Cảnh sát Giao thông) nhằm phục vụ công tác quản lý an ninh và trật tự an toàn giao thông.
  • Chia sẻ thông tin với Bộ Tài chính (bao gồm Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan) để phục vụ công tác quản lý thuế, chống buôn lậu và thực thi các quy định liên quan đến tài chính.
  • Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình cũng sẽ hỗ trợ công tác kiểm tra và quản lý trong hoạt động vận tải của các doanh nghiệp.

Xem thêm: Thay bóng halogen bằng bóng led có đăng kiểm được không?

4. Lưu trữ và xử lý dữ liệu vi phạm

Lưu trữ và xử lý dữ liệu vi phạm
Lưu trữ và xử lý dữ liệu vi phạm
  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm lưu trữ các dữ liệu vi phạm từ thiết bị giám sát hành trình trong vòng ba năm, giúp đảm bảo việc kiểm tra và xử lý vi phạm giao thông nếu có.
  • Các doanh nghiệp vận tải cũng cần duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, Nghị định cũng yêu cầu camera hành trình phải có khả năng ghi và lưu trữ hình ảnh trong suốt quá trình xe tham gia giao thông, với thời gian lưu trữ như sau:

  • Tối thiểu 24 giờ đối với hành trình có cự ly ≤ 500 km.
  • Tối thiểu 72 giờ đối với hành trình có cự ly > 500 km.

5. Cấm can thiệp vào hoạt động của thiết bị giám sát

Các đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được phép sử dụng các biện pháp kỹ thuật để can thiệp vào hoạt động của thiết bị giám sát hành trình. Điều này bao gồm việc phá sóng GPS, làm gián đoạn tín hiệu hoặc cố tình làm sai lệch dữ liệu được thu thập. Việc làm sai lệch dữ liệu có thể gây ảnh hưởng đến công tác quản lý giao thông và an toàn vận tải.’

6. Đăng nhập và đăng xuất thông tin lái xe

Trước khi bắt đầu ca lái, lái xe cần sử dụng thẻ nhận dạng của mình để đăng nhập vào thiết bị giám sát hành trình qua đầu đọc thẻ, nhằm ghi nhận thời gian lái xe liên tục và tạo cơ sở xác định thời gian làm việc của lái xe trong ngày. Sau khi kết thúc ca lái, lái xe phải đăng xuất để hoàn tất quy trình ghi nhận thời gian làm việc và tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào về thời gian lái xe.

Thông qua các quy định trên, Nghị định 10/2020/NĐ-CP và 47/2022/NĐ-CP đảm bảo thiết bị giám sát hành trình không chỉ nâng cao quản lý vận tải. Mà còn góp phần giữ an toàn giao thông. Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, lái xe và hỗ trợ cơ quan quản lý hiệu quả.

Xem thêm: Lỗi đè vạch vàng xe ô tô phạt bao nhiêu – Chi tiết mức phạt

Camera hành trình có bắt buộc lắp trên ô tô không?

Lắp camera hành trình cho ô tô
Lắp camera hành trình cho ô tô

Lắp camera hành trình cho ô tô không là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại xe. Theo quy định pháp lý hiện hành. Việc lắp đặt camera hành trình được yêu cầu tùy thuộc vào loại xe và mục đích sử dụng. Cụ thể, theo các điều khoản trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

Không bắt buộc lắp camera hành trình với các xe ô tô cá nhân hoặc không kinh doanh

Các xe ô tô sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc không tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải không yêu cầu lắp camera hành trình. Đây là các phương tiện sử dụng chủ yếu cho nhu cầu đi lại của chủ sở hữu và gia đình, không phục vụ việc vận chuyển hành khách hay hàng hóa. Do đó, chủ sở hữu xe không bắt buộc phải trang bị thiết bị này.

Bắt buộc lắp camera hành trình đối với xe ô tô kinh doanh vận tải

Theo Điều 13, khoản 2 và Điều 14, khoản 2 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, những loại xe ô tô sau đây phải lắp đặt camera hành trình nhằm đảm bảo an toàn giao thông và hỗ trợ công tác quản lý nhà nước:

  • Xe Ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả tài xế): Đây là những xe phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách như xe khách, xe limousine, xe buýt, v.v. Việc lắp đặt camera hành trình trên các phương tiện này không chỉ giúp ghi lại hành trình mà còn giúp quản lý hoạt động của xe trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Xe Ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và xe đầu kéo: Các xe này cũng phải trang bị camera hành trình để giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa, đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong hoạt động vận tải, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý và xử lý vi phạm giao thông.

Như vậy, việc lắp đặt camera hành trình là bắt buộc đối với các xe kinh doanh vận tải, nhưng không yêu cầu đối với các xe cá nhân hoặc không tham gia vào hoạt động vận tải. Điều này giúp nâng cao an toàn giao thông và tạo điều kiện cho công tác quản lý, xử lý các vi phạm giao thông một cách hiệu quả hơn.

Mặc dù chưa có quy định dành cho các loại xe ô tô cá nhân bắt buộc về gắn camera hành trình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi, tăng tính an toàn khi tham gia giao thông tại Việt Nam các phương tiện nên lắp ít nhất 1 camera hành trình phía trước để ghi lại hành trình di chuyển. Ngoài ra, nếu chủ xe quan tâm các tính năng hỗ trợ lái xe như đọc cảnh báo tốc độ, ADAS thông minh,…nên chọn lắp thêm các loại camera hành trình 70Mai, VietMap. Những thiết bị này không chỉ ghi hình sắc nét mà còn tích hợp nhiều tính năng thông minh, hỗ trợ người lái tối ưu trong mọi hành trình.

Xem thêm: Camera hành trình và những điều có thể bạn chưa biết

Không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?

Không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?
Không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?

Từ năm 2025, các phương tiện thuộc diện bắt buộc lắp camera hành trình nhưng không thực hiện đúng quy định sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ đối với cá nhân, từ 8.000.000 – 12.000.000 VNĐ đối với tổ chức. Quy định này áp dụng cả với người điều khiển phương tiện và các đơn vị kinh doanh vận tải, đảm bảo tuân thủ luật pháp và nâng cao an toàn giao thông.

Phương tiệnMức phạt lỗi không lắp camera hành trình
Lái xeĐơn vị kinh doanh vận tải
Ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên3 – 5 triệu đồng(điểm p khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)Cá nhân: 4 – 6 triệu đồngTổ chức: 8 – 12 triệu đồng (điểm o khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo4 – 6 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Lưu ý quan trọng: Nếu phương tiện đã lắp camera hành trình nhưng không thực hiện việc ghi hình hoặc lưu trữ hình ảnh hoặc có hành vi can thiệp làm sai lệch dữ liệu của camera. Cả người lái và đơn vị kinh doanh sẽ bị xử phạt như khi không lắp đặt camera hành trình (theo khoản 12 và khoản 13, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Mặc dù hiện nay chưa có quy định bắt buộc lắp camera hành trình ô tô nhưng việc trang bị thiết bị này là điều nên cân nhắc để đảm bảo quyền lợi của chủ xe. Camera hành trình giúp ghi lại các tình huống giao thông, làm bằng chứng trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc tranh chấp pháp lý. Đồng thời, thiết bị này còn hỗ trợ nâng cao an toàn, quản lý hành trình và mang lại sự an tâm trong quá trình sử dụng xe.

Xem thêm: Không bật đèn chiếu sáng trong hầm ô tô bị phạt bao nhiêu?

Hệ thống lắp đặt phụ kiện TNB Auto Store là đơn vị thi công lắp đặt camera hành trình uy tín và chất lượng tại Thủ Đức, TP. HCM. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật, sản phẩm camera hành trình chính hãng, giá cả hợp lý và chính sách bảo hành đầy đủ. TNB Auto Store cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cho khách hàng.

HỆ THỐNG LẮP ĐẶT PHIM CÁCH NHIỆT Ô TÔ  VÀ PHỤ KIỆN CHUYÊN NGHIỆP – TNB AUTO STORE

Lắp đặt camera hành trình là yêu cầu bắt buộc đối với một số loại xe kinh doanh vận tải, theo quy định pháp luật hiện hành. Việc nắm rõ các quy định sẽ giúp chủ phương tiện tuân thủ đúng luật, tránh các rủi ro về pháp lý và tận dụng tối đa lợi ích mà thiết bị này mang lại.