Việc thay bóng halogen bằng bóng LED đang được nhiều chủ xe lựa chọn nhờ vào những ưu điểm như ánh sáng mạnh mẽ, tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, câu hỏi “thay bóng halogen bằng bóng LED có đăng kiểm được không?” vẫn là mối quan tâm của nhiều người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định và những điều cần lưu ý khi thay bóng đèn ô tô từ halogen sang LED để đảm bảo việc đăng kiểm hợp lệ.
So sánh bóng halogen và bóng LED

Dưới đây là một so sánh chi tiết giữa đèn Halogen và đèn LED giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt sự khác biệt giữa hai loại đèn này:
Tiêu chí | Đèn Halogen | Đèn LED |
---|---|---|
Định nghĩa | Đèn Halogen hoạt động dựa trên bóng sợi đốt vonfram trong bóng thủy tinh chứa khí trơ và halogen. Khi có dòng điện, sợi đốt sẽ phát sáng. | Đèn LED sử dụng công nghệ điốt bán dẫn. Khi dòng điện chạy qua các điốt, chúng phát sáng với hiệu quả cao và ánh sáng tự nhiên. |
Cường độ ánh sáng | 1.600 – 2.200 lux | 3.600 lux |
Màu sắc ánh sáng | Ánh sáng vàng ấm, nhiệt độ màu khoảng 3.200K | Đa dạng màu sắc với nhiệt độ từ 3.000K đến 5.300K, cho ánh sáng sắc nét hơn. |
Tuổi thọ | Từ 1.000 đến 10.000 giờ | Lên đến 15.000 – 20.000 giờ |
Giá thành | Phải chăng, rẻ hơn nhiều so với đèn LED | Giá thành cao hơn gấp 5-10 lần so với đèn Halogen |
Ưu điểm | – Chi phí thấp- Tuổi thọ khá lâu- Tiết kiệm năng lượng hơn so với nhiều loại đèn khác | – Tuổi thọ rất lâu (lên đến 50 năm)- Tiết kiệm điện năng tối đa- Ánh sáng ổn định, không gây chói mắt |
Nhược điểm | – Tỏa nhiệt nhiều, giảm hiệu suất chiếu sáng- Dễ hư hỏng, không có nhiều sự lựa chọn màu sắc- Cần thay bóng thường xuyên | – Giá thành cao- Cấu tạo phức tạp, khó bảo trì- Cần hệ thống làm mát để kiểm soát nhiệt |
Xem thêm: Nguyên nhân đèn xe bị hấp hơi nước | Cách xử lý triệt để
Sự khác nhau giữa việc thay bóng LED và độ đèn xe ô tô
Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa việc thay bóng LED và độ đèn xe ô tô, để khách hàng có thể hiểu hơn và có sự lựa chọn phù hợp:
Thay bóng LED | Độ đèn xe ô tô | |
---|---|---|
Mục đích | Cải thiện độ sáng và hiệu suất chiếu sáng của đèn xe ô tô. | Thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống đèn để tăng cường tính thẩm mỹ và tính năng. |
Chi phí | Chi phí thay bóng LED thường thấp hơn, phụ thuộc vào loại bóng. | Chi phí độ đèn cao hơn, bao gồm cả thay thế hệ thống đèn và các công đoạn độ khác. |
Quá trình thực hiện | Thay bóng LED đơn giản, có thể thực hiện tại nhà bằng cách tháo đèn cũ ra và thay thế bóng mới. | Cần phải thay đổi cấu trúc đèn xe, có thể bao gồm lắp đèn bi gầm hoặc đèn LED nâng cấp. Quá trình này yêu cầu kỹ thuật viên chuyên nghiệp và có thể cần phải thay đổi mạch điện hoặc lắp đặt thêm bộ điều khiển. |
Lợi ích | Tiết kiệm năng lượng. Tăng cường độ sáng và tuổi thọ của đèn. | Tăng cường vẻ ngoài của xe, cải thiện tính năng chiếu sáng (ví dụ, đèn LED, đèn projector). |
Dễ dàng thay đổi | Rất dễ dàng thay thế, không cần phải sửa đổi cấu trúc xe. | Đôi khi cần phải thay đổi cấu trúc của xe hoặc lắp đặt thêm các bộ phận. |
Tính năng | Tập trung vào hiệu suất chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng. | Tính năng có thể bao gồm chiếu sáng nâng cao, tạo hình ánh sáng, và thay đổi diện mạo xe. |
Độ khó khi thi công | – Thay bóng led có thể thay tại nhà, không cần phải tháo cả chóa. Tháo bóng đèn từ phía sau cụm đèn chính trên xe và thay | – Độ đèn: Phải hấp, tháo cả chóa đèn.Khuyến khích thực hiện tại các trung tâm chuyên nghiệp |
Xem thêm: Độ mâm ô tô có bị phạt không? Các quy định mới về thay mâm
Thay bóng halogen bằng bóng led có đăng kiểm được không?

Hiện nay, thay bóng halogen bằng bóng LED có thể đăng kiểm được theo Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT bổ sung.
- Trước đây, theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT thay bóng Halogen bằng bóng LED không được đăng kiểm. Nếu không đúng kiểu loại sẽ không được cấp giấy chứng nhận kiểm định, vì đây được coi là một khiếm khuyết nghiêm trọng (MaD)
- Tuy nhiên, Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT đã thay đổi quy định này, không còn yêu cầu về kiểu loại đèn (halogen, LED, projector hay laser). Thay vào đó, các tiêu chí kiểm định chủ yếu là về cường độ sáng, hình dạng chùm sáng và đường ranh giới sáng- tối của đèn.
Dưới đây là bảng so sánh giữa các quy định cũ và mới liên quan đến lỗi vi phạm đèn xe ô tô:
Lỗi vi phạm | Quy định cũ | Quy định mới |
---|---|---|
Không đúng loại đèn pha/ đèn phanh/ đèn lùi ô tô | Không được đăng kiểm | Được đăng kiểm |
Không đúng kiểu loại đèn xi nhan | Không được đăng kiểm | Không được đăng kiểm |
Màu ánh sáng khác màu trắng và vàng | Không được đăng kiểm | Được đăng kiểm |
Thấu kính/ gương phản xạ đèn bị mờ | Được đăng kiểm | Không được đăng kiểm |
Đèn lùi không sáng khi xe cài số lùi | Không được đăng kiểm | Được đăng kiểm |
Do đó, chủ xe hoàn toàn có thể thay đèn kiểu loại halogen sang đèn LED.Tuy nhiên, phải đảm bảo công suất đèn LED thấp hơn hoặc bằng công suất đèn halogen cũ.
Xem thêm: Giải thích các thông số trên đèn ô tô cần biết khi “Độ đèn”
Thay đèn Halogen bằng đèn LED có bị phạt không?

Thay thế đèn Halogen bằng đèn LED trên xe ô tô có thể bị xử phạt nếu không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về giao thông. Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, việc thay đổi hệ thống chiếu sáng của xe cần phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định an toàn giao thông. Đặc biệt đối với các loại đèn như đèn pha, đèn chiếu sáng ban ngày (DRL) hay đèn hậu.
Mức xử phạt hành chính
Theo Điều 53 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, việc thay đổi hệ thống chiếu sáng của xe không đúng quy định có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt như sau:
- Cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 700.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ đối với hành vi thay thế đèn chiếu sáng không đúng loại, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ đến 4.000.000 VNĐ nếu thay đổi hệ thống đèn xe không đúng quy định hoặc có hành vi cung cấp, bán lắp đặt thiết bị chiếu sáng sai quy chuẩn.
Xem thêm: Giải đáp “Độ bi gầm có đăng kiểm được không” [Cập nhật 2025]
Các hình thức xử lý bổ sung
Ngoài mức phạt tiền, các hình thức xử lý bổ sung có thể áp dụng đối với hành vi thay đèn không đúng quy định, bao gồm:
- Buộc khôi phục hiện trạng ban đầu: Trong trường hợp thay đèn Halogen bằng đèn LED mà không tuân thủ đúng quy chuẩn, chủ xe sẽ bị buộc phải lắp lại đèn Halogen theo đúng cấu hình và tiêu chuẩn kỹ thuật của xe, đảm bảo an toàn giao thông.
Ví dụ, vào năm 2021, một chủ xe tại TP.HCM đã bị xử phạt vì thay đèn LED không đúng tiêu chuẩn, khiến đèn xe gây cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông. Cụ thể, chủ xe này bị phạt 1 triệu VNĐ và yêu cầu khôi phục lại hệ thống chiếu sáng theo cấu hình ban đầu.
- Tạm giữ Giấy phép lái xe: Ngoài việc xử phạt bằng tiền, người vi phạm còn có thể bị tạm giữ Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm độ đèn ô tô: Bí quyết tăng sáng an toàn
Những lưu ý khi thay bóng LED cho xe ô tô

Khi thay thế đèn Halogen bằng đèn LED trên ô tô, có một số yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý để đảm bảo xe của mình vẫn có thể đăng kiểm mà không gặp vấn đề. Dưới đây là các điểm cần chú ý:
Lựa chọn bóng LED chính hãng, đảm bảo không chói mắt người đối diện
Bóng LED chính hãng giúp đảm bảo ánh sáng đều, không gây chói mắt cho người đối diện, duy trì sự an toàn và văn minh trên đường. Chúng còn giúp tiết kiệm điện và có tuổi thọ cao, mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài.
Thay bóng led có thể lỗi đối với các dòng xe hiện đại
Một số dòng xe như Ford, Mazda, Vinfast,… khi thay bóng Led không đúng công suất. Hoặc khi thay không đúng kỹ thuật sẽ xảy ra các tình trạng như: Đèn không sáng, lúc sáng tắt hoặc nghiêm trọng hơn là các lỗi cá vàng trên bảng taplo,…Chính vì vậy, để tránh những sự cố này, nên đưa xe đến các trung tâm uy tín, nơi có thiết bị chuyên dụng để chẩn đoán và khắc phục lỗi một cách hiệu quả.
Cường độ ánh sáng của đèn LED
Để đảm bảo khả năng chiếu sáng tốt khi di chuyển ban đêm mà không gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác, nên lựa chọn đèn LED có cường độ ánh sáng từ 3000 đến 4000 Lumens/ bóng. Đây là mức độ sáng lý tưởng để đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông.
Giữ nguyên cấu trúc thiết kế của xe
Thay thế đèn LED phải đảm bảo không thay đổi cấu trúc gốc của xe. Điều này có nghĩa là bạn chỉ được phép thay thế các đèn chính của xe, như đèn pha, đèn gầm và đèn hậu. Không nên lắp thêm các loại đèn khác ngoài thiết kế ban đầu để tránh vi phạm quy định về việc thay đổi kết cấu xe.
Xem thêm: Nguyên nhân đèn xe bị hấp hơi nước | Cách xử lý triệt để
Đảm bảo “gom sáng” và “cắt sáng” đúng chuẩn
Một trong những yếu tố quan trọng đối với đèn pha là khả năng “gom sáng” và “cắt sáng”. Điều này giúp ánh sáng được chiếu đúng hướng, tránh làm chói mắt cho các phương tiện di chuyển ngược chiều. Ngoài ra, khi sử dụng đèn pha, bạn cần tuân thủ quy định về giao thông, sử dụng đèn gần khi di chuyển trong khu vực đô thị và chỉ bật đèn pha khi cần thiết.
Xem thêm: Giải thích các thông số trên đèn ô tô cần biết khi “Độ đèn”
Những lưu ý trên đây rất quan trọng khi chọn bóng LED cho xe ô tô. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tối ưu và tránh những rủi ro không mong muốn, khách hàng nên đến các trung tâm uy tín để lắp đặt. Tại những trung tâm này, bạn sẽ được tư vấn loại đèn phù hợp nhất cho dòng xe của mình, đảm bảo quá trình lắp đặt chuẩn kỹ thuật và nhận chính sách bảo hành rõ ràng, mang lại sự an tâm và trải nghiệm tốt nhất trong suốt thời gian sử dụng.
Việc thay bóng halogen bằng bóng LED có thể được đăng kiểm nếu đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về cường độ ánh sáng, chùm sáng và an toàn giao thông. Bạn cần đảm bảo không làm thay đổi kết cấu xe và được cơ quan đăng kiểm xác nhận trước khi sử dụng.
- Top 5+ lỗi cốp điện ô tô thường gặp – Gợi ý giải pháp
- [Kinh nghiệm] Lắp phụ kiện Vinfast VF3 chính hãng và Lưu ý
- Tổng hợp những lỗi định vị ô tô khi đang sử dụng
- Độ âm thanh Ô tô – Kiến thức cần biết trước khi “Chơi âm thanh Ô tô”
- Top 3 hóa chất tẩy rửa xe ô tô cần có trong tiệm rửa xe chuyên nghiệp