1. Ý nghĩa và màu sắc của đèn báo taplo ô tô?

Công nghệ chế tạo ô tô ngày càng phát triển thì kéo theo đó là sự ra đời có nhiều loại đèn báo taplo ô tô. Với mục đích giúp người dùng dễ dàng theo dõi được trạng thái hoạt động cũng như tình trạng của xe. Trên bảng taplo sau vô lăng ô tô các nhà sản xuất xe đã bố trí hệ thống ký hiệu đèn báo, mỗi đèn sẽ mang một ý nghĩa riêng. Hiện nay, tất cả thương hiệu xe và các dòng xe trên thế giới đều áp dụng chung, sử dụng đồng nhất các ký hiệu đèn báo.
Ý nghĩa đèn báo taplo ô tô chính là khi phát hiện bất kỳ “dấu hiệu bất thường” nào thì trên bảng taplo sẽ hiển thị ra các đèn ký hiệu cảnh báo để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các “sự cố đáng tiếc” trên hành trình của bạn. Với tầm quan trọng như vậy nhưng có thể nói không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu cảnh báo đèn taplo này. Dẫn đến “xế cưng” thường xuyên gặp các trục trặc đáng tiếc do không nhận biết được cũng như không có cách xử lý đúng. Nếu bạn cũng đang gặp trường hợp tương tự thì hãy cùng TNB Auto Store tìm hiểu ý nghĩa đèn báo taplo ô tô thông qua bài viết sau đây để tránh các trục trặc có thể xảy ra.
Dựa theo nguyên tắc hoạt động của đèn giao thông thì đèn báo taplo ô tô cũng được chia làm 3 màu khác nhau là Đỏ, Vàng, Xanh:
- Đèn báo màu đỏ: Cảnh báo đèn taplo này có nghĩa các lỗi hoặc các tình huống nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm của hệ thống xe. Đây một trong những ký hiệu trên taplo ô tô mà bạn cần quan tâm nhiều vì có thể giúp bạn tránh được các sự cố đáng tiếc cho hệ thống xe của bạn.
- Đèn báo màu vàng: Xe báo lỗi đèn vàng có nghĩa thông báo cho bạn hệ thống xe đang gặp lỗi cần tiến hành kiểm tra.
- Đèn báo màu xanh: Đây loại đèn báo taplo ô tô có ý nghĩa thông báo cho bạn biết hiện tại hệ thống xe của bạn đang hoạt động bình thường.
✅ Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm bảo dưỡng điều hòa ô tô
2. Các loại đèn “Cảnh báo các lỗi hoặc tình huống nguy hiểm” mà bạn cần biết

1. Đèn cảnh báo lỗi phanh tay:

Đây là một trong đèn cảnh báo taplo ô tô phổ biến mà chủ xe thường xuyên bắt gặp. Nguyên nhân thường là do khi xe đã bắt đầu chạy nhưng bạn lại quên hạ phanh tay. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác nếu bạn kiểm tra đã hạ phanh tay nhưng cảnh báo đèn taplo này vẫn sáng thì lỗi có thể đến từ việc công tắc phanh có vấn đề hoặc bị hỏng. Sau khi đã kiểm tra 2 yếu tố trên rồi mà đèn báo taplo ô tô bị tình trạng bật tắt liên tục thì bạn nên tiến hành kiểm tra mức dầu phanh trong xi lanh. Nếu mức đầu phanh trong xi lanh ở mức thấp thì bạn nên đổ dầu để hệ thống hoạt động bình thường. Trong trường hợp này nếu đèn báo vẫn sáng thì có nghĩa vấn đề chính là bình chứa xi lanh bị rò rỉ.
Phanh tay là bộ phận vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn của ô tô khi dừng đổ vậy nên khi gặp đèn báo này mà bạn vẫn tiếp tục lái xe thì rất nguy hiểm. Khi ký hiệu trên taplo ô tô này hiển thị thì bạn nên giảm và giữ xe ở tốc độ thấp tránh trường hợp phanh gấp. Đồng thời, bạn cần đến ngay các trạm sửa xe gần nhất để các nhân viên kiểm tra cho “xế cưng” của bạn.
2. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát

Khi cảnh báo đèn taplo báo nhiệt độ nước làm mát hiện lên màu đỏ có nghĩa hiện dung dịch nước làm mát đang có nhiệt độ vượt quá mức cho phép.
Nguyên nhân làm cho đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát hiện màu đỏ có thể do việc thiếu hoặc rò rỉ nước làm mát, hư hỏng nắp chắn của quạt két nước, cản dưới của xe bị hỏng hoặc rớt ra ngoài, máy bơm nước làm mát hư hỏng,… còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng trên.
Cách xử lý khi cảnh báo đèn nhiệt độ nước làm mát hiện cảnh báo để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.
- Nên lập tức dừng xe ở một vị trí an toàn và tiến hành mở nắp capo ra. Cần lưu ý rằng bạn không nên mở nắp két nước ra ngay mà hãy chờ khi động cơ nguội mới thực hiện tránh nước làm mát sôi có thể bắn ra ngoài dẫn đến bỏng.
- Bạn không nên tắt máy xe ngay mà hãy để chạy ở chế độ không tải chờ nhiệt độ của nước làm mát giảm đèn cảnh báo tắt thì mới nên tắt máy. Nguyên nhân của việc này vì nếu bạn tắt máy ngay thì nước mát sẽ không được lưu thông, quạt không hoạt động dẫn đến nước làm mát cũng lâu nguội hơn.
- Sau khi động cơ đã nguội thì bạn hãy tiến hành kiểm tra xem có xuất hiện dấu hiệu rò rỉ hay không. Nước làm mát bị thiếu bạn hãy châm thêm có thể sử dụng nước tinh khiết để thay thế tạm thời và di chuyển nhanh đến gara gần nhất để được hỗ trợ kiểm tra chuyên sâu hơn.
✅ Có thể bạn quan tâm: Các biện pháp khử mùi ô tô đơn giản nhất
3. Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp

Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp sáng lên chính là dấu hiệu cảnh báo đến người dùng cho thấy hệ thống bôi trơn đang có vấn đề. Nếu áp suất dầu bị thấp, dẫn đến lượng nhớt cung cấp để bôi trơn không đủ làm cho các chi tiết động cơ bị ma sát cao nhanh hao mòn và rất dễ tăng nhiệt. Bạn không khắc phục sớm tình trạng này có thể nóng máy, máy kêu to, các chi tiết như trục khuỷu bị hư hỏng,…
Lỗi áp suất dầu thường xuất phát từ các nguyên nhân điển hình như: Xe bị thiếu dầu nhớt, dầu nhớt bị bẩn, dùng loại dầu nhớt không phù hợp với xe, cảm biến áp suất nhớt bị trục trặc, van an toàn bị kẹt. Trong tình trạng này nếu bạn không có đủ dụng cụ cần thiết để kiểm tra thì giải pháp hoàn hảo cho bạn chính cần đem “xế cưng” của bạn ra các gara chuyên nghiệp để tiến hành kiểm tra một cách nhanh nhất.
4. Đèn cảnh báo lỗi trợ lực lái điện

Đèn cảnh báo lỗi trợ lực lái điện đây một trong những cảnh báo đèn taplo mà các chủ xe cần lưu ý. Vì khi mà đèn báo taplo ô tô này bật sáng có nghĩa là hệ thống trợ lực đang gặp vấn đề trục trặc hoặc cảm biến trở lực đang gặp lỗi,… Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi hệ thống trợ lực điện bị lỗi chính là vô lăng bị nặng hoặc thậm chí là vô hiệu hóa vô lăng. Gặp tình trạng trên thì tốt nhất không nên sử dụng xe, tiến hành kiểm tra ngay. Vì nếu thiếu trợ lực lái sẽ khiến xe khó điều khiển có thể dẫn đến các va chạm không mong muốn.
5. Đèn cảnh báo lỗi túi khí

Khi đèn cảnh báo lỗi túi khí hiện lên trên bảng điều khiển taplo, điều này có nghĩa là hiện hệ thống túi khí xe bạn đang gặp lỗi, bộ điều khiển túi khí sẽ tắt toàn bộ chức năng và túi sẽ không còn hoạt động khi xảy ra va chạm.
Nguyên nhân làm cho đèn cảnh báo lỗi túi khí bật sáng có thể do các vấn đề như túi khí bị hỏng, dây bị hư hoặc kết nối kém, bộ phận điều khiển đang gặp trục trặc. Nhưng cũng có trường hợp khác liên quan trực tiếp đến túi khí là đồng hồ bị hỏng, có thể vỡ trong những chiếc xe cũ. Vì vậy, các chủ xe nên đưa xe đến các trung tâm để thợ máy có thể chẩn đoán chứ không nên đoán và xử lý “bừa”.
6. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy

Đèn cảnh báo lỗi ắc quy sẽ bật sáng khi hệ thống sạc cho bình ắc quy xảy ra vấn đề hoặc khi điện áp sạc ở mức dưới 13,5V. Khi bạn bật chìa khóa xe thì đèn cảnh báo này sẽ hiện nhưng khi bạn khởi động nổ máy thì đèn này sẽ tắt. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thấy cảnh báo đèn taplo này bật sáng trong khi động cơ đã hoạt động thì điều này có nghĩa cảnh báo cho bạn hệ thống sạc của bạn đang gặp trục trặc cần kiểm tra, khắc phục ngay.
Vậy khi đèn cảnh báo lỗi ắc quy sáng lại bạn cần làm gì? TNB Auto Store đưa đến cho các bước bạn cần thực hiện để kiểm tra tình trạng ắc quy của xe bạn như sau:
- Bạn nên tiến hành tắt hết các thiết bị tiêu tốn điện trên xe như điều hòa, đèn nội,… ngoại trừ đèn pha nếu bạn đang di chuyển trong trời tối.
- Bạn nhận thấy nhiệt độ động cơ đang nóng lên thì bạn nên dừng xe ngay ở vị trí an toàn tránh các hư hỏng nghiêm trọng khác. Sau tắt động cơ bạn có thể tiến hành kiểm tra capo xem liệu dây đai dẫn động có bị hư hỏng không nếu dây đai đã hỏng thì đây chính là nguyên nhân khiến cho bơm nước cũng như máy phát điện không hoạt động.
- Bạn tiến hành kiểm tra xem các cọc bình có bị ăn mòn hay có những hư hỏng. Nhận thấy ắc quy có dấu hiệu rò rỉ thì bạn nên liên hệ gara chuyên nghiệp gần nhất để kỹ thuật viên đến hỗ trợ bạn ngay.
- Tiếp theo, bạn nên tiến hành kiểm tra cầu chì xem nó có bị cháy không. Nếu có, hãy thay thế bằng một cầu chì có cùng giá trị ampe.
- Nếu đã tiến hành các bước kiểm tra trên mà vẫn không biết được nguyên nhân, đèn cảnh báo vẫn sáng thì bạn nên mang xe của bạn tới gara gần nhất để kỹ thuật viên thực hiện kiểm tra và sửa chữa.
7. Đèn báo khóa vô lăng

Ký hiệu trên taplo ô tô này có nghĩa là đèn báo khóa vô lăng. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là trong quá trình sử dụng bạn vô tình xoay vô lăng khi đã tắt máy. Cũng có thể là do bạn tắt máy mà quên trả về N hoặc P đến việc vô lăng bị khóa và đèn cảnh báo bật sáng.
8. Đèn báo bật công tắc khóa điện

Ý nghĩa của đèn báo taplo ô tô này bật sáng chính là cảnh báo, nhắc nhở đến bạn khi bạn đang bật công tắc khóa điện.
9. Đèn cảnh báo chưa thắt dây an toàn

Đèn cảnh báo chưa thắt dây an toàn nhằm nhắc nhở bạn cần cài dây an toàn ngay lập tức. Đây một trong những cảnh báo đèn taplo giúp đảm bảo sự an toàn cho bạn và những hành khách trong xe vậy nên bạn cần hết sức lưu ý về điều này. Một số hãng xe hiện còn áp dụng chế độ chỉ kích hoạt túi khí khi dây an toàn được cài.
10. Đèn cảnh báo cửa xe đang mở

Cảnh báo đèn taplo này giúp bạn biết được cửa ô tô của bạn chưa được đóng kín. Đây một trong những lỗi mà nhiều người sử dụng ô tô hay mắc phải và đây cũng là lỗi “tìm ẩn” rất nhiều nguy hiểm. Ý nghĩa của đèn báo taplo ô tô này còn giúp đảm bảo an toàn cho phương tiện và người đi đường.
11. 12 Đèn báo nắp cốp/nắp ca-pô đang mở

Cảnh báo đèn taplo này sẽ bật sáng khi bạn đang mở hoặc chưa được đóng chặt cốp xe/nắp ca-pô của xe. Bạn nên cần tiền hành kiểm tra lại trước khi xe lăn bánh.
Ngoài các nguyên nhân lỗi do hệ thống dẫn đến đèn cảnh báo taplo xuất hiện, thì còn nguyên nhân do cảm biến của các bộ phận lâu ngày sử dụng bị bụi bẩn bám vào. Từ đó dẫn đến đèn taplo phát sáng, đặc biệt đối với các dòng xe đời cũ có hệ thống điện hiện đại như xe Chevrolet Captiva, Ford Everest , Mazda,…
Trên đây là những thông tin hữu ích về ý nghĩa của các cảnh báo đèn taplo thông báo lỗi hoặc tình huống nguy hiểm mà bạn cần biết. TNB Auto Store mong rằng qua thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được các ý nghĩa của từng ký hiệu trên taplo ô tô. Nếu cần bạn đang có nhu cầu, cần tư vấn thêm về sản phẩm khác như phụ kiện ô tô, phim cách nhiệt, dịch vụ dán PPF, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau: